BỆNH THỐI NHŨN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TRÊN CÂY SỨ

22/03/2019
KHÁM VÀ TRỊ BỆNH CÂY TRỒNG

Sứ Thái là một loại cây cảnh đẹp và rất được ưa chuộng ở nước ta hiện nay. Cây cho những bông hoa đẹp, dáng cây bắt mắt. Chính vì vẻ đẹp của nó nên việc chăm sóc là rất quan trọng.

Cũng giống như cây xương rồng, Sứ Thái Lan có nguồn gốc từ sa mạc nên chịu được khí hậu nóng ẩm của rừng nhiệt đới. Cây sứ này thích hợp với cường độ ánh sáng từ 80 đến 100 phần trăm, nên trồng giữa nắng thì tốt hơn trồng trong bóng râm.

Nhưng sứ Thái lại không thích hợp với vùng có mùa mưa kéo dài và vùng có thời tiết lạnh giá. Mưa nhiều, đất trương nước, cây có thể bị thối nhũn bộ rễ mà chết. Thời tiết lạnh kéo dài, chỉ cần dưới 12 độ C, cây gần như ngừng tăng trưởng. Vì thế cây rất dễ bị thối nhũn, cần chăm sóc và kiểm tra kịp thời.

Đối với cách phòng và điều trị bệnh thối nhũn thì các bạn để ý đến một vài yếu tố sau:

Cách phòng bệnh: 

Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh,  mỗi lần mới mua cây xứ về,  nên quan sát cho thật kỷ xem có bị sâu rầy,  thương tích gì không? lá có bị vàng hàng loạt không? Nếu mua cây xứ đã nhỗ lên rồi thì phải ngâm vào dung dịch vôi càn long pha loãng 5-10 phút để diệt hết vi khuẩn,  rồi mới trồng. Trước khi trồng phải đục thêm lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu nước bị ứ động dưới đáy chậu thì rễ  cây sẽ bị thối ngay. Khi mới trồng phải trồng nơi đất ẩm,  không tưới nhiều nước. Hàng tháng nên phun ngưà thuốc trừ sâu rầy xen kẽ với thuốc trừ nấm để phòng ngửa sâu bệnh được tốt hơn.

Cách điều trị bệnh: 

Cách tìm chỗ bị thối nhũn: Hàng ngày phải theo dõi xem cây có triệu chứng khác lạ không: trước tiên phải xem có lá nào bị vàng úa không? Nếu có hàng loạt là có vấn đề, cây đả bị bệnh. Nếu lá xứ nào bị vàng úa, lấy tay sô nhẹ vào đó mà lá rụng xuống đất ngay thì đó là thay lá bình thường.Còn nếu khi sờ vào mà lá vàng đó không rụng, vẫn dính cứng trên cành, là cây sứ đó bị bệnh rồi, đã có 1 nhánh hoặc 1 củ nào bên dưới bị bệnh mềm nhũn. Muốn tìm chính xác chổ nào bị bệnh, phải dò từ chổ lá vàng không chịu rụng đó, mò lần xuống bên dưới của nhánh đó, đến gốc và rễ dưới, sẽ thấy ngay chỗ mềm nhũn.

Bệnh nhẹ: Nếu tìm thấy chỉ có 1 nhánh nào đó bị thối mềm nhũn mà thôi thì phải lấy dao bén, sát trùng rồi cắt bỏ hết những chổ nào bị thối mềm nhũn phải mạnh tay cắt bỏ thật hết những chỗ nào bị mềm nhũn, nếu để sót lại 1 tý, chổ đó sẽ tiếp tục lây lan thối nhũn hết xung quanh. khi cắt bỏ xong phải lấy vôi bôi lên vết cắt để sát trùng và tuyệt đối không được tưới cho đến khi nào vết cắt khô. 

Bệnh nặng: Nếu thấy thối nhũn cả chậu lớn dưới đáy chậu, thì lập tức nhổ cả cây xứ đó lên, lấy dao thật bén cắt bỏ hết củ nào thất thối không thương tiếc, cho thật sạch không còn một tý chỗ nhũn nào. Sau đó lấy vôi hoặc sơn bôi lên vết cắt. Xong rồi phải treo lên chổ râm mát, thông thoáng và không tưới nước, đến khi nào thấy chổ vết cắt lánh xẹo mới được đem trồng trở lại nơi đất chỉ hơi ẩm mà thôi, lúc trồng cây xứ bị thiếu nước, nhăn nheo nhưng sau đó tưới nước, tưới phân, cây sẽ mập lên và no tròn như trước.

Bài viết liên quan

DẤU HIỆU VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CÂY KIM TIỀN
22/03/2019

DẤU HIỆU VÀ CÁCH TRỊ BỆNH CÂY KIM TIỀN

Cây kim tiền hay còn được gọi là cây Kim Phát Tài là một loại cây...
CÁCH CHỮA BỆNH CÂY THÚI NHŨN Ở LAN
22/03/2019

CÁCH CHỮA BỆNH CÂY THÚI NHŨN Ở LAN

Vào mùa mưa, chúng ta thường bắt gặp tình trạng lan bị thối nhũn, nhất...
Facebook Chat